Bách khoa toàn thư về Cây Nhân Sâm Hàn Quốc

Cây nhân sâm và những thông tin bổ ích

Theo wikipedia cây nhân sâm là một loài thực vật có hoa trong họ Cuồng (họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae)). Tên thường gọi là Viên sâm, Dã nhân sâm. Nhân sâm tiếng anh là Ginseng, pháp danh khoa học là Panax ginseng.

Theo lịch sử y học cổ truyền của Trung Quốc từ 3.000 năm trước Công Nguyên. Nhân Sâm đã được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông. Điều này cho thấy sự xuất hiện lâu đời của cây nhân sâm và tác dụng vượt bậc của nó.

Các bộ phận của cây nhân sâm Hàn Quốc
Các bộ phận của cây nhân sâm Hàn Quốc

Cây nhân sâm mọc ở đâu

Từ thuở xa xưa, cây nhân sâm mọc hoang nhiều ở vùng Cao Ly nay là CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc. Ngày nay cây nhân sâm có ở rất nhiều nơi trên thế giới như:

  • Ở Châu Âu có vùng Viễn Đông Nga.
  • Ở Châu Mỹ có vùng Bắc Mỹ (tiểu bang Wisconsin).
  • Ở Châu Á có: Triều Tiên, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc gồm 2 tỉnh miền Đông Bắc là: Liêu Ninh và Cát Lâm. Tuy nhiên Nhân Sâm Hàn Quốc vẫn nổi tiếng nhất thế giới.

Thành phần có trong cây nhân sâm

Trong cây nhân sâm có chứa: Panaxatriol, Panaxadiol, Other Panoxisdes, Panaquilon, Panaxin, Gensenin, A-Panaxin, Proto-Panaxadiol, Protopanaxtriol, Panacene, Panaxynol, Panaenic Acid, Panose, Glucose, Fructose, Maltose, Sucrose, Nicotinic Acid, Riboflavin, Thiamine.

Cây nhân sâm Hàn Quốc thường được trồng nhiều ở vùng đồi núi Hàn Quốc - Triều Tiên
Cây nhân sâm Hàn Quốc thường được trồng nhiều ở vùng đồi núi Hàn Quốc – Triều Tiên
  • Thành phần quan trọng nhất của nhân sâm là Saponin và các Ginsenosides gồm các Ginsenosides như: Ro, Re, Rg1, Rg2, Rg3, Rh1, Rh2, Ra1, Ra2,
  • Các hợp chất Ginsenosides trong nhân sâm Hàn Quốc có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng chống ung thư, hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của khối u cho bệnh nhân ung thư. Đồng thời, các Ginsenosides này còn tốt cho bệnh tiểu đường, phòng chống xơ vữa động mạch, hỗ trợ chống viêm loét dạ dày, tăng cường sinh lực cho nam giới…
  • Ngoài ra, nhân sâm còn là thảo dược có chứa các thành phần Malnony như: Rb1, Rb2, Rc, Rd được các nhà khoa học nghiên cứu và chế biến thành công các loại dược phẩm chống lão hóa, duy trì thể trạng và làn da cho con người. Đặc biệt là chị em phụ nữ, nếu dùng nhân sâm sẽ có được làn da mịn màng, không tì vết.
  • Cuối cùng là các hợp chất Polyacetylen cùng khoảng 17 Axit béo, cung cấp khoảng 8 loại Axit Amin cần thiết nhất cho cơ thể cùng các khoáng chất khác như: Sắt, Mangan, Selen, Kali….giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Vòng đời cây nhân sâm

Cây nhân sâm là loại cây sống lâu năm có chiều cao hơn nửa mét. Rễ cây sâm khi còn nhỏ đã có thành củ khá to. Lá mọc vòng kép gồm nhiều lá chét gộp lại hình chân vịt, có cuống dài. Tối đa 5 lá chét gộp thành 1 lá kép và số lá kép phụ thuộc vào vòng đời cây nhân sâm. Lá chét có hình trứng, ngoài mép có răng cưa sâu.

  • Giai đoạn 1 năm đầu tiên cây có 1 lá với 3 lá chét.
  • Giai đoạn cây được 2 năm tuổi có 1 lá với 5 lá chét.
  • Giai đoạn cây được 3 năm tuổi có 2 lá kép. Vào mùa hè năm thứ 3 này cây bắt đầu có hoa. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành, hoa màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm. Quả mọng hơi dẹp to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt. Hạt cây Nhân sâm năm thứ 3 chưa tốt.
  • Giai đoạn cây được 4 năm tuổi có 3 lá kép.
  • Giai đoạn cây được 5 năm tuổi trở lên thì có 4 – 5 lá kép.
Vòng đời cây nhân sâm thể hiện các giai đoạn phát triển
Vòng đời cây nhân sâm thể hiện các giai đoạn phát triển

Trồng nhân sâm

Cách trồng nhân sâm tại Việt Nam khá khó bởi điều kiện thời tiết cũng như thổ nhưỡng không như bên Hàn Quốc. Tuy nhiên quý vị muốn thử sức trồng nhân sâm tại nhà, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu qua quy trình như sau:

Tìm hiểu cây nhân sâm và đặc điểm vị trí sẽ trồng

  • Cây nhân sâm trồng tại nhà có khả năng sinh sống yếu hơn rất nhiều so với mọc hoang dã tự nhiên trên rừng. Nhiệt độ mùa hè không quá nắng, mùa đông không quá lạnh, lượng nước phía dưới không quá cao. Nếu không cây sẽ không sống được, nếu có thì củ sâm cũng bị ngập úng.
  • Tiêu chuẩn chọn đất trồng cây là nhiều mùn, dễ thoát nước, không cần phải bằng phẳng. Khi làm đất, quý vị tạo thành từng luống dài khoảng 5m trở lên, chiều ngang khoảng 1m5, độ cao luống tầm 30cm.
  • Nhân sâm phát triển tốt nhất ở trong bóng râm. Đó là lý do phía trên vườn sâm luôn được tủ 1 lớp lưới bạt nhằm hạn chế ánh sáng, lượng nước mưa xuống.
  • Nếu nhà quý vị có đồi núi, nên trồng nhân sâm ở sườn dốc hướng mặt về phía đông, đông bắc. Tuy nhiên trồng ở trên đồi núi thường bị trộm sâm lúc gần khai thác rất tiếc.
Trồng cây nhân sâm Hàn Quốc yêu cầu khá khắt khe và thời gian thu hoạch lâu
Trồng cây nhân sâm Hàn Quốc yêu cầu khá khắt khe và thời gian thu hoạch lâu

Hạt nhân sâm

  • Hạt nhân sâm chắc chắn quý vị phải mua. Tại cửa hàng chúng tôi không bán hạt cây nhân sâm nhưng chúng tôi khuyên quý vị: Nên mua hạt cây nhân sâm lúc mùa hè cây đạt 4 năm tuổi, hạt cứng, màu đỏ rực rất đẹp.
  • Hầu hết các hạt mua ở cửa hàng đều đã được ủ, nhưng nếu tự thu hoạch hạt hoặc mua hạt “xanh”, bạn sẽ cần tự mình thực hiện quá trình ủ hạt
  • Thường quý vị mua hạt sâm sẽ được bên bán gửi kèm tờ hướng dẫn sử dụng. Nếu chưa có quý vị có thể làm theo như sau:
  • Nếu quý vị mua hạt giống về rồi mà chưa tới ngày gieo hạt. Đầu tiên quý vị phải bảo quản bằng cách cho vào túi nilong, dùng bình xịt nước xịt đều vào bên trong túi đựng hạt. 1 tuần xịt 1 lần cho tới ngày gieo. Túi nilong này sẽ đc cho vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Ngâm hạt với tỷ lệ 2 nước sôi / 3 nước lạnh. Ngâm trong 5 tiếng sau đó vớt ra đặt trên chăn mềm ẩm 3 ngày, đậy kín gió, mỗi ngày sửa 1 lần vào buổi chiều tối.
  • Có thể gieo trong túi bầu (cần mang đi trồng chỗ khác) hoặc gieo trực tiếp tại vườn ươm (đối với trường hợp trồng tại chỗ đó).
  • Thời điểm gieo hạt lý tưởng vào tháng 10, tháng 11.
Hình ảnh nông dân thu hoạch quả cây nhân sâm vào tháng 7 năm cây 4 tuổi.
Hình ảnh nông dân thu hoạch quả cây nhân sâm vào tháng 7 năm cây 4 tuổi.

Cách trồng cây nhân sâm

  • Đợi mầm cây khoảng hơn 5cm thì cho ra ruộng sâm.
  • Gieo thẳng lên luống ươm: làm đất tơi xốp, bón lót phân chuồng hoại mục hoặc phân vi sinh.
  • Rạch rãnh theo chiều ngang của luống rộng 7 – 10 cm, sâu 3cm- 4cm.
  • Gieo hạt cách hạt 5cm, khoảng 200 hạt/m2.
  • Phía trên đất mới trồng sâm, quý vị phủ một lớp cát ngọt và lớp trấu, giữ ẩm thường xuyên cho luống ươm.
  • Thời điểm trồng cây sâm thích hợp nhất là đầu mùa xuân.
Thời điểm trông cây nhân sâm thích hợp nhất là vào mùa xuân
Thời điểm trông cây nhân sâm thích hợp nhất là vào mùa xuân

Thu hoạch cây nhân sâm

Vào tháng 9 hoặc tháng 10 của năm thứ 6 trồng cây. Đây cũng là lúc các chất dinh dưỡng tập trung vào phần rễ nhiều nhất. Cần phải thu hoạch ngay kẻo vào mua đông tới sẽ giảm sút chất lượng.

Cận cảnh thu hoạch nhân sâm đông vui như đi lễ hội của người dân Hàn Quốc
Cận cảnh thu hoạch nhân sâm đông vui như đi lễ hội của người dân Hàn Quốc

Phân loại cây nhân sâm

Dựa theo thời kỳ sinh trưởng, canh tác thì sâm được chia làm 3 loại:

Loại 1: Sâm trồng (재배삼)

Là nhân sâm từ lúc gây giống và trồng trưởng thành ở trên đồng, ruộng theo phương pháp gây trồng nhân tạo và có hình dáng giống người. Sâm trồng thường có 2 nhánh lớn được coi là chân của củ sâm và các rễ sâm mọc từ hai chân sâm. Tùy theo loại thổ nhưỡng, phương pháp trồng, loại phân bón, nước…mà hình dáng và số rễ sâm mọc ra nhiều hay ít. Số nhánh của rễ sâm cũng được dung để phân biệt độ tuổi của sâm trồng

Loại 2: Sâm Jang-nue (장뇌삼)

Là loại nhân sâm được nhân từ giống sâm núi nhưng được trồng nhân tạo như sâm trồng. Vì không có thân, chỉ có đầu nối liền với chân nên được gọi là Sâm Jang-nue (tức là loại sâm có cái đầu dài). Giống sâm này chỉ trồng nhân tạo được ở những vùng núi sâu dưới các tán cây to lâu năm.

Loại 3: Sâm núi (산삼)

Là loại sâm núi mọc tự nhiên trong núi sâu, có tác dụng tốt nhất. Có vị hơi ngọt và đắng. Hiện nay, hầu như rất hiếm khi tìm gặp được sâm núi. Việc xác định số tuổi của sâm núi cũng không dễ và phải nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên gia nghiên cứu lâu năm về sâm.

Mô hình phát triển của cây sâm trong ống nghiệm
Mô hình phát triển của cây sâm trong ống nghiệm

Phân loại nhân sâm theo phương pháp chế biến chia làm 4 loại cơ bản:

Sâm tươi (산삼)

  • Là loại sâm vừa được thu hoặc từ trong đất và để nguyên trạng thái tự nhiên vẫn còn dính một lớp đất mỏng trên mình củ.
  • Tùy theo số năm trồng mà sâm tươi được chi ra sâm 4 năm tuổi, 5 năm và 6 năm tuổi.
  • Có nhiều cách để dùng sâm tươi như ngâm rượu, xay nhỏ cho vào sữa, làm nước sâm, trà sâm, sâm tẩm mật ong, nấu gà tần sâm, làm bánh sâm…

Bạch sâm (백삼)

  • Từ nguyên liệu sâm tươi, sau khi lột một lớp vỏ mỏng sâm được đem phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi chỉ còn dưới 14% thành phần nước, lúc đó vỏ sâm có màu trắng sữa nên được gọi là Bạch sâm.
  • Vì đã được chế biến thành loại sâm khô nên có thể bảo quản trong thời gian lâu dài.
  • Tùy theo hình dáng mà bạch sâm cũng được phân loại riêng như nguyên củ khô, thân sâm khô, rễ sâm khô

Hồng sâm (홍삼)

  • Từ nguyên liệu sâm tươi đã được lựa chọn kỹ về hình dáng và chất lượng, sâm được đem hấp chín khô cho tới khi thành phần nước chỉ còn dưới 14% nên ruột sâm có màu hồng và được gọi là Hồng sâm.
  • Tùy theo hình dáng và chất lượng ruột, hồng sâm được phân thành thiên sâm, địa sâm, lương sâm.
  • Trong quá trình chưng hấp hồng sâm được sinh thêm nhiều chất bổ dưỡng nên được đánh giá tốt hơn nhân sâm và tốt cho tất cả mọi người già trẻ trai gái.

Thái cực sâm (태극삼)

  • Từ nguyên liệu sâm tươi, sâm được cho vào nước đang sôi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.
  • Sau khi thấy lớp vở và một phần thân sâm dần chuyển sang màu đỏ thì vớt ra và sây khô.
  • Thái cực sâm là sản phẩm có hình dáng, màu sắc ở giữa Bạch sâm và Hồng sâm.
  • Do được chế biến trong nhiệt độ cao nên Thái cực sâm cũng có dưỡng chất có tác dụng tốt như Hồng sâm.
Nhân sâm loại nào cũng là cây có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao nhất
Nhân sâm loại nào cũng là cây có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao nhất

Các loại cây nhân sâm có bán ở Việt Nam

Tại Việt Nam cũng có cây nhân sâm với nhiều loài và tên gọi khác nhau như: Sâm Ngọc Linh (trồng trên núi Ngọc Linh), Sâm Đương Quy, Sâm Bố Chính, Củ Đẳng Sâm, Sâm Cau rừng, Sâm Quy Đá, Sâm Xuyên Đá, Sâm Nam… Tuy nhiên Nhân Sâm Hàn Quốc vẫn là sự lựa chọn số 1 của mọi người.

Tác dụng của nhân sâm

Từ ngàn đời xa xưa, Nhân sâm là một trong bốn loại thuốc quý (Sâm – Nhung – Quế – Phụ) của Đông Y. Theo Wiki tác dụng của nhân sâm đã được kiểm chứng như sau:

  • Tăng sức đề kháng, tăng sức bền vận động, giảm mệt mỏi, rút ngắn thời gian phục hồi sau vận động quá độ.
  • Ngăn ngừa lão hóa duy trì tuổi thanh xuân.
  • Giúp lưu thông tuần hoàn máu, tạo hồng cầu, chống thiếu máu, huyết áp thấp và các bệnh về tim và giúp cân bằng huyết áp
  • Cải thiện năng lực tinh thần, tăng trí nhớ, chống suy sụp rối loạn thần kinh stress, tăng cường trí lực, sinh lực,
Tác dụng của nhân sâm hàn quốc
Tác dụng của nhân sâm Hàn Quốc
  • Phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh tiểu đường
  • Giảm thiểu căng thẳng và khiến bạn được thư giãn, giúp tăng sự tập trung
  • Có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới.
  • Tăng tiết các dịch cơ thể, giảm cơn khát, ngừa bệnh tiểu đường.
  • Thúc đẩy các quá trình sinh tổng hợp quan trọng, tăng cường khả năng miễn dịch, chống ôxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giúp cơ thể chịu đựng và vượt qua các điều kiện bất lợi bên ngoài (nóng, lạnh, tia bức xạ, hóa chất độc hại)…
  • Bình thường hóa các chức năng hô hấp, chống lao và suyễn.
  • Nâng đỡ hệ thống tiêu hóa, tiêu chảy và táo bón.
  • Giải độc, ngăn ngừa kích ứng da, viêm da và các bệnh về da.

Cách dùng nhân sâm hàn quốc

Nhân sâm dùng làm thuốc

Cách dùng nổi bật nhất làm nên thương hiệu nhân sâm đó chính là làm thuốc chữa bệnh. Chi tiết về cách dùng này quý vị tham khảo thêm bài viết tại https://samnamhanquoc.vn/thuoc-nhan-sam.html

Cách dùng cây nhân sâm Hàn Quốc
Cách dùng cây nhân sâm Hàn Quốc

Nhân sâm hàn quốc ngâm rượu

Sâm ngâm rượu là cách sử dụng phổ biến của các ông trung tuổi trở đi. Đây là cách chế biến phối hợp giữa rượu gạo và nhân sâm. Cách ngâm, tác dụng, cách dùng chúng tôi có liệt kê chi tiết tại: https://samnamhanquoc.vn/1kg-sam-ngam-bao-nhieu-lit-ruou.html

Cách dùng tẩm mật ong – nhân sâm cho người già

Người già, người cao tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh sử dụng nhận sâm tẩm mật ong cực kỳ hiệu quả. Chi tiết của cách sử dụng này chúng tôi có liệt kê tại: https://samnamhanquoc.vn/sam-ngam-mat-ong.html

Nấu cháo hầm gà nhân sâm

Cháo gà hầm sâm là thức ăn dinh dưỡng dành cho bà bầu, người mới ốm khỏi… Chi tiết cách chế biến nhân sâm này chúng tôi có đề cập tại: https://samnamhanquoc.vn/ga-ham-sam.html

Những người không nên dùng nhân sâm

  • Phụ nữ mới đẻ huyết xông lên, bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết đều không nên dùng.
  • Không dùng Nhân sâm với Lê lô, Ngũ linh chi và Tạo giáp.
  • Khi dùng Nhân sâm, không nên uống Trà hoặc ăn Củ cải.
  • Không dùng Sâm đối với chứng thực nhiệt.
  • Lúc dùng Nhân sâm để bớt nóng có thể phối hợp Mạch môn, Sinh địa; để bớt đầy tức thì phối hợp với Trần bì, Sa nhân

Hình ảnh cây nhân sâm

Một củ sâm tươi 6 năm tuổi vừa được nhổ lên khỏi mặt đất
Một củ sâm tươi 6 năm tuổi vừa được nhổ lên khỏi mặt đất
Bộ phận giá trị nhất của cây nhân sâm chính là rễ cây nhân sâm
Bộ phận giá trị nhất của cây nhân sâm chính là rễ cây nhân sâm
Sau quá trình trồng cây mệt nhọc, chờ ngày tháng dài thu hoạch, người dân vui vẻ đón nhận thành quả
Sau quá trình trồng cây mệt nhọc, chờ ngày tháng dài thu hoạch, người dân vui vẻ đón nhận thành quả
Vườn trồng cây nhân sâm Hàn Quốc của cửa hàng Sâm Nấm Hàn Quốc
Vườn trồng cây nhân sâm Hàn Quốc của cửa hàng Sâm Nấm Hàn Quốc
error: Ế, không được làm như vậy nha :))