Thanh niên có nên uống sâm hay không?
Nhân sâm là gì?
Nhân sâm là loài thảo dược quí hiếm và rất khó trồng, có tên khoa học là (Panax Ginseng) là một vị thuốc quý của Y học cổ truyền (YHCT). Nhân sâm là một trong bốn loại thuốc quý (Sâm – Nhung – Quế – Phụ) của Đông Y từ hàng ngàn năm trước.Sở hữu một hộp hồng sâm quý trong nhà là sở hữu một nguồn năng lượng dồi dào cho sức khỏe của bạn.
Những thành phần có trong Nhân Sâm
- Trong Nhân Sâm Hàn Quốc có chứa hàm lượng lớn ginsenoside (saponin nhân sâm). Saponin của nhân sâm có cấu trúc hóa học hoàn toàn khác với các loại thảo mộc thông thường, chúng được gọi là “ginsenosides” để dễ phân biệt.
- Nhân sâm Hàn Quốc chứa 34 loại saponin khác nhau, bao gồm thành phần hoạt tính chữa bệnh chủ yếu (các saponin) và các thành phần hoạt tính đa dạng khác như hợp chất fenolic, hợp chất polyacetylene, polysaccharides, protein và chuỗi acid amin, tất cả tương tác để cùng kiểm soát các chức năng sinh lý cơ thể nhằm đưa cơ thể trở lại trạng thái hoạt động bình thường.
- Thành phần Saponin gồm các ginsenosides: Ginsenosides Ro, Re, Rg1, Rg2, Rg3, Rh1, Rh2, Ra1, Ra2,… các thành phần này có tác dụng chống viêm gan, giải độc, kiểm soát tập kết các tiểu cầu, làm giảm đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, làm giảm đau liên quan đến tế bào thần kinh não và tăng cường sinh lý…
- Trong đó, thành phần Rh2, Rg3 giúp ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, ngăn ngừa bệnh ung thư.
- Các thành phần Malnonyl Rb1, Rb2, Rc, Rd giúp chống lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân. Đây chính là lý do vì sao ngày nay có rất nhiều loại mỹ phẩm chống lão hóa và làm đẹp da có thành phần chiết xuất từ nhân sâm Hàn Quốc.
- Ngoài các thành phần ginsenosides, Malnonyl, Nhân Sâm chứa 7 hợp chất polyacetylen, 17 axit béo (axit palnitic, axit stearic, oleic, ) trong đó có đủ 8 loại axit cần thiết cho cơ thể và 20 nguyên tố hóa học Fe, Mn, Co, Se, K. Các thành phần khác là glucid, tinh dầu… cung cấp đầy đủ những vi chất cần thiết cho cơ thể.
Thanh niên có nên uống sâm?
Trẻ em (trên 14 tuổi) KHÔNG NÊN dùng nhân sâm
Với trẻ em, cần từ 14 tuổi trở lên mới có thể dùng nhân sâm. Việc sử dụng nhân sâm với trẻ nhỏ cho cơ thể sẽ khiến gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm như phát dục sớm hoặc một số vấn đề tiêu hóa. Do đó, khi sử dụng nhân sâm cho trẻ nhỏ cần hết sức lưu ý. Trừ những trường hợp như trẻ nhỏ còi xương, suy dinh dưỡng thể nhược, sức khỏe kém thì không nên dùng nhân sâm và khi dùng thì cần có sự chỉ dẫn có các bác sĩ.
Độ tuổi thanh niên (20 – trên 30 tuổi) KHÔNG NÊN dùng
Độ tuổi này không nhất định phải dùng nhân sâm. Trừ những trường hợp suy nhược thể lực, sức khỏe do vận động cường độ cao, hay bệnh lâu ngày mới khỏi. Khi này dùng nhân sâm sẽ giúp phục hồi thể lực tốt hơn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhưng lưu ý, việc dùng nhân sâm ở độ tuổi này là rất hạn chế, người khỏe mạnh dùng nhân sâm không có hiệu quả sức khỏe mà ngược lại có thể gây ra những tình trạng nóng trong, chảy máu cam.
Độ tuổi trung niên (40 – 60 tuổi) CÓ THỂ dùng hạn chế
Ở lứa tuổi này việc dùng nhân sâm là tùy vào vấn đề sức khỏe. Nhưng hầu hết người ở độ tuổi trung niên vẫn nên dùng nhân sâm để phòng ngừa một vài nguy cơ bệnh tật, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe. Dùng nhân sâm bổ dưỡng với liều lượng vừa đủ, không quá nhiều sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn kể cả khi qua tuổi 60.
Người cao tuổi trên 60 tuổi CẦN DÙNG
Đây là đối tượng rất cần được sử dụng nhân sâm do sức khỏe đã suy nhược nhiều, các cơ quan chức năng cơ thể đã không còn hoạt động hiệu quả. Cơ thể người già lúc này, không còn giữ được sức khỏe dồi dào như trước, cơ thể khi vận động gặp nhiều khó khăn. Dùng nhân sâm với người già sẽ giúp tăng cường sức khỏe cơ thể và hỗ trợ điều trị những bệnh ở tuổi già.
Xem: Cách phân biệt nhân sâm thật và giả
Những dạng người không nên dùng nhân sâm
Y học hiện đại cho rằng nhân sâm có tác dụng bồi bổ ngũ tạng, chống mệt mỏi, tăng cường chức năng miễn dịch và thúc đẩy hoạt động trao đổi chất của cơ thể, nếu dùng lâu dài có tác dụng tăng cường thể lực, kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, kết hợp kinh nghiệm y học cổ truyền và y học hiện đại, các bác sỹ Đông y Trung Quốc lưu ý rằng có 7 dạng người không nên dùng nhân sâm:
Người khỏe mạnh
Người có sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh nên lấy chế độ ăn uống và rèn luyện thân thể hợp lý làm phương thuốc tăng cường thể lực. Nếu dùng nhân sâm với liều lượng lớn không những không có ích lợi cho sức khỏe, gây lãng phí mà gây tác động xấu đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, thậm chí còn là nguyên nhân gây bệnh, với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc thanh niên, ở lứa tuổi này khí huyết dồi dào lại càng không nên lạm dụng dùng nhân sâm.
Người lưỡi có sắc tím, tối màu
Đông y cho rằng, lưỡi có sắc tím, tối màu là biểu hiện của chứng khí huyết trệ, nếu uống nhân sâm sẽ làm khí huyết càng ứ trệ thêm, dễ làm phát sinh triệu chứng như đau mỏi cơ thể, bồn chồn lo lắng, nóng gan bàn chân, bàn tay.
Người có sắc mặt hồng hào
Các biểu hiện lâm sàng cho thấy người có sắc mặt hồng hào thường có cảm xúc hưng phấn, huyết áp thường cao hơn bình thường, khi dùng nhân sâm sẽ làm tăng huyết áp, xuất hiện triệu chứng chóng mặt, nhức đầu mất ngủ.
Người có rêu lưỡi màu vàng và dày
Người bình thường rêu lưỡi thường trắng, mỏng, ẩm ướt, rêu lưỡi vàng là biểu hiện của chứng viêm ở đường tiêu hóa, tiêu hóa kém. Người có triệu chứng này nếu dùng nhân sâm sẽ gây kém ăn, bụng căng trướng, táo bón.
Người có phần bụng to béo, thừa mỡ
Những người này khi dùng nhân sâm, sẽ tạo lên cảm giác thèm ăn, trọng lượng cơ thể tăng nhanh, thân thể có cảm giác nặng nề, phản xạ chậm, có cảm giác đầu nặng, chân tay nhẹ bỗng.
Người đang bị sốt nóng
Trước hết cần xác định rõ nguyên nhân gây sốt, không nên vì cảm thấy cơ thể mệt mỏi mà vội vã tẩm bổ, với người bị sốt nóng do cảm cúm, bị viêm nhiễm nếu dùng nhân sâm bồi bổ thì không khác gì lửa cháy đổ thêm dầu, bệnh tình sẽ càng nặng thêm.
Người bị đau tức ngực, trướng bụng
Những người bệnh có triệu chứng này khi dùng nhân sâm cảm giác tức ngực, trướng bụng sẽ càng nặng. Với người đang bị lên nhọt, đau họng sau khi dùng nhân sâm sẽ khiến chứng viêm càng nặng, nếu không được chữa trị kịp thời hậu quả thường nghiêm trọng.
Xem: Cách sử dụng sâm tươi Hàn Quốc hiệu quả
Những loại bệnh không được dùng nhân sâm
- Tăng huyết áp: Nhân sâm liều lượng thấp sẽ làm tăng huyết áp, nhưng liều cao làm hạ huyết áp. Bạn không thể nhận biết ngưỡng cao thấp này nên tốt nhất không nên dùng.
- Bị cảm: Nhân sâm bổ khí, sẽ làm cho tà khí ứ trệ lưu trong cơ thể không thoát ra ngoài được, kéo dài bệnh tình. Những người đang phải uống nhân sâm dài ngày nếu bị cảm thì nên ngừng cho đến khi khỏi hẳn.
- Bệnh gan mật: Người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt… đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát. Việc uống nhân sâm sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm.
- Đau dạ dày: Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu. Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, rất khó làm giảm và hết đau.
- Giãn phế quản, lao: Bệnh nhân thường ho ra máu, sốt nhẹ, xuất huyết, đây là lúc âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Nhân sâm càng làm tổn thương phế âm và làm hỏa vượng thêm, làm năng hơn tình trạng nôn ra máu.
- Bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp: Những người này cũng bị âm hư hỏa vượng nên nhân sâm càng làm bệnh nặng thêm.