Nấm linh chi là nấm dược lành tính, sử dụng được mọi giới tính, độ tuổi tuy nhiên vẫn có nhiều nhược điểm đáng lưu ý. Nếu quý vị sử dụng không đúng cách hay kết hợp cùng các bài thuốc khắc nhau sẽ gây ra hậu quả khó lường. Bài viết này chúng tôi muốn nói tới toàn bộ các tác hại của nấm linh chi. Đơn giản hơn có thể gọi là là tác dụng phụ của nấm linh chi Hàn Quốc cũng được. Trước hết, chúng tôi muốn quý vị nếu chưa rõ hay tham khảo 2 bài viết này trước:
- Bài viết toàn bộ thông tin về cây linh chi, cây nấm linh chi tại đây!
- Bài viết về 7 tác dụng của nấm linh chi Hàn Quốc.
Sau đó hãy bắt đầu tìm hiểu các tác hại của nấm linh chi dưới đây, mời quý vị cùng tham khảo.
Yếu tố bên ngoài tác động
Trước khi phân tích về tác hại của nấm linh chi, chúng tôi muốn quán triệt với quý vị rằng, sản phẩm nấm linh chi quý vị mua là chính hãng, hàng thật, không bị hỏng gì cả. Bởi lẽ, trên thị trường Việt Nam nói chung và ngay cả Hàn Quốc – nơi xuất khẩu nấm linh chi chất lượng nhất thế giới vẫn có hàng giả. Hoặc cũng có thể trường hợp, lý do nào đó khiến nấm linh chi bị biến chất không còn tác dụng chữa bệnh mà chỉ còn mỗi tác hại.
Nấm linh chi giả
Nấm linh chi giả ở đây có thể hiểu rằng đó là loại nấm trồng không đạt tiêu chuẩn về ham lượng dược liệu, quy trình sản xuất và tất nhiên cũng không đạt yêu cầu để cấp phép lưu hành trên thị trường. Sở dĩ quý vị có thể mua nhầm nấm linh chi giả vì nấm linh chi có giá thành cao, có thể trước tới giờ quý vị chưa thấy nấm linh chi ngoài đời bao giờ nên chưa biết. Nhiều người hám lợi, bán hàng giả với giá cao như hàng thật, vô lương tâm, mất nhân tính.
Đặc điểm thông thường của nấm linh chi giả là nguồn gốc của Trung Quốc, chúng tôi có bài viết cách nhận biết nấm linh chi thật giả, của Trung Quốc với Hàn Quốc, quý vị có thể xem thêm ở đây!
Tác hại của nấm linh chi giả không hiệu quả về tính dược, lại có thể gây thêm mầm bệnh mới, chưa tính việc quý vị mất khoản tiền lớn để mua nó. Lúc này quý vị tiền mất tật mang, từ mua sản phẩm về tăng cường sức khỏe lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe chính bản thân người dùng.
Nấm linh chi bị mốc
Không xét trường hợp hàng giả, trường hợp nấm linh chi bị mốc xảy ra do đóng gói, bảo quản không cẩn thận. Thực tế trường hợp nhiều khách hàng mua sản phẩm nấm linh chi xong, sử dụng chưa hết cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Chúng tôi biết quý vị bảo quản mát nhiều sản phẩm là rất đúng, nhưng đối với sản phẩm nấm linh chi thì sai hoàn toàn.
Trong kỹ thuật trồng nấm linh chi, Nấm linh chi được sấy khô chỉ giữ lại độ ẩm từ 12 – 14%. Điều này đồng nghĩa nấm linh chi khi tới tay quý vị là nấm thành phẩm, chỉ việc thái lát, nghiền bột để dùng. Tuyệt đối không bảo quản mát hay đưa ra ngoài môi trường bên ngoài sẽ làm độ ẩm nấm linh chi tăng lên. Điều này khiến nấm linh chi bị mốc, nhanh chóng bị hỏng và biến đổi dược chất bên trong.
Như vậy, từ một hành động bảo quản sai cách khiến nấm linh chi bị mốc. Tác hại của nấm linh chi bị mốc khiến hiệu quả sử dụng cũng như dược liệu của nấm linh chi giờ đây bị sụt giảm nghiêm trọng.
Tác hại của nấm linh chi
Khi loại bỏ hết các ảnh hưởng bên ngoài, thì nấm linh chi vẫn có tác dụng phụ do chính cơ thể người sử dụng phản ứng lại. Chúng ta có thể gọi nó là: Tác dụng phụ của nấm linh chi. Cụ thể Tác hại của nấm linh chi không thích ứng với cơ thể như sau:
- Uống nấm linh chi vài ngày đầu cơ thể phản ứng như mẩn ngứa, mụn, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn thì bình thường. Nhưng uống liên tục 5 – 7 ngày nếu vẫn bị thì nên dừng lại không dùng nữa bởi cơ thể không tiếp nạp được. Hoặc có thể giảm lượng dùng hoặc ngừng hẳn 2 – 3 ngày. Sau đó sử dụng trở lại, triệu chứng trên sẽ không còn.
- Tầm 3 – 5 ngày đầu, bệnh nhân ung thư, tiểu đường có cảm giác bệnh nặng lên. Đó là dấu hiệu bình thường, không đáng ngại.
- Người có tiền sử dạ dày khó tiêu, hay đau dạ dày chỉ uống nước, không nên nhai cả bã khi nấu nước nấm linh chi.
- Người bệnh huyết áp thấp gây nên tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ảnh hưởng các màng máu, tình trạng chảy máu mất kiểm soát.
- Người bị dị ứng với các loại nấm cần thận trọng khi dùng nấm linh chi.
- Khi sử dụng có biểu hiện đi tiểu nhiều lần chứng tỏ nấm tác dụng thanh lọc chất độc trong cơ thể.
Cách khắc phục các tác dụng phụ của nấm linh chi
Khi mua sản phẩm quý vị sẽ được tư vấn cách dùng nấm linh chi chuẩn nhất để tăng hiệu quả dược liệu. Ngoài ra quý vị có thể hỏi trực tiếp các thầy thuốc Đông Y để tư vấn thêm. Cụ thể một số Cách khắc phục các tác dụng phụ của nấm linh chi như sau:
- Người bị huyết áp thấp có thể bị chóng mặt, vì vậy chỉ nên sử dụng nấm linh chi sau khi ăn no và không uống vào buổi tối.
- Khi nấu nước nấm linh chi không nên để cạn nước như sắc thuốc bắc tránh bị biến chất.
- Nấm linh chi nên dùng vào mỗi buổi sáng, lúc bụng đói. Uống nhiều nước nấm linh chi làm tăng công hiệu thải độc.
- Khi đun, hãm linh chi có thể kết hợp thêm cam thảo, táo tàu, atiso để giảm bớt vị đắng, dễ uống mà không làm ảnh hưởng đến dược tính. Nên kết hợp thêm Vitamin C khi uống linh chi vì sẽ làm tăng hấp thu dược chất trong nấm.
- Người muốn giảm cân khi uống nấm linh chi nên uống lúc đói và giữ hoặc giảm khẩu phần ăn.
- Bảo quản nấm linh chi nơi khô ráo, ít gió, ít ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời.
Nhận định tác hại nấm linh chi từ chuyên gia
Đề cập tới tác dụng và tác hại của nấm linh chi, GS.TS, BSCKII Dương Trọng Hiếu, chuyên khoa Nội Y học cổ truyền, Bệnh Y học cổ truyền Trung ương cho biết: “Nấm linh chi được nhắc nhiều tới tác dụng “cải lão hoàn đồng”, chống độc, chống lão hóa nhưng chúng phải được dùng với liều lượng đủ và uống đều. Nếu người dân chỉ nấu 10 gram linh chi cho cả nhà cùng uống thì chắc chắn chẳng có tác dụng gì. Ngược lại, nếu đun khoảng 20 gram linh chi cô đặc trong 1-2 chén lại rất tốt. Ngoài ra, chúng ta cần phải kết hợp vị thuốc này với các loại dược liệu khác mới phát huy được tác dụng”.
Theo ông Hiếu, nấm linh chi có 5 màu khác nhau gồm vàng, đỏ, xanh, tím, đen. Mỗi loại sẽ tác động vào mỗi tạng khác nhau, do đó, khi dùng cần có sự hướng dẫn như các y bác sĩ y học cổ truyền. Nếu dùng đại trà, bừa bãi, linh chi có thể sẽ phản tác dụng.
Khi sử dụng, người dân nên dùng nấm linh chi theo cách truyền thống tức đun nhỏ lửa trong khoảng 20-60 phút trước khi thêm các thành phần thảo dược khác. Nếu chỉ đun linh chi trong 5 phút giống như đun trà thì lượng hoạt chất trong nấm không tan hết trong nước, vô tình gây lãng phí.
Ông Hiếu cũng lưu ý tới người dùng, vì nấm linh chi chứa khoảng 90% trọng lượng nước nếu sau khi thu hái không được làm khô nhanh và đúng cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng nấm mốc và mọt. Aflatoxin được tạo ra bởi một số loại nấm mốc là chất độc gây ung thư.
Bệnh nhân cấp cứu vì uống nấm linh chi sai cách
BV Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn T. (61 tuổi) từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên trong tình trạng suy thận độ 4, suy gan nặng. Bác sĩ phải chỉ định lọc máu cấp cứu, tuy nhiên từ 21/10 đến nay, tình trạng bệnh nhân vẫn tiếp tục nặng lên. Hiện bệnh nhân T. đang hôn mê, phải thở máy, tiên lượng dè dặt.
Gia đình cho biết, ông T. có tiền sử bị viêm gan B và suy thận độ 3. Ba tháng nay, ông T. uống nấm linh chi liên tục. Tuy nhiên 1 tháng trở lại đây, da ông T. ngày càng vàng, điều trị tại tuyến dưới nhưng bệnh ngày càng nặng thêm nên từ 16/10, gia đình chuyển ông T. đến BV 108.
Thầy thuốc Nhân dân – bác sĩ cao cấp Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam cho biết, trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn T. cần xem xét kĩ nguyên nhân.
- Thứ nhất, cần xem nấm ông T. uống có phải nấm linh chi hay không.
- Thứ hai, sản phẩm nấm linh chi đó có nguồn gốc rõ ràng, có chất bảo quản độc hại hay không, nếu có dễ gây nhiễm độc.
- Trường hợp thứ ba, nếu loại nấm ông T. uống có nguồn gốc rõ ràng, an toàn nhưng vì quá tin tưởng vào nấm linh chi, chỉ uống nấm kéo dài mà ngưng dùng các loại thuốc điều trị viêm gan B và suy thận thì bệnh nặng lên là do lỗi của bệnh nhân. Đây là sai lầm rất nghiêm trọng.
BS Hướng cho biết, nấm linh chi về cơ bản lành tính, có vị đắng, tính hàn. Để hiệu quả tối ưu, lớp vỏ cứng của bào tử nấm cần được tách bỏ vì khi uống gây táo bón, khó tiêu hoá. Sau đó, phải dùng công nghệ nano hoá, bào chế thành các viên nhỏ.
TS Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết thêm. Để xác định chính xác nguyên nhân khiến tình trạng bệnh nhân nặng lên cần xem xét nhiều khía cạnh, trong đó có chế độ ăn uống, sinh hoạt. Ngoài ra cần xem loại nấm ông T. uống có phải linh chi hay loại nấm khác.
Trên đây là toàn bộ các tác hại của nấm linh chi cùng những dẫn chứng thực tế. Tuy nhiên quý vị đừng quá lo lắng vì chúng tôi đã chỉ cách khắc phục các tác dụng phụ của nấm linh chi rồi. Quý vị có nhu cầu mua hay muốn được tư vấn thêm về nấm linh chi vui lòng liên hệ Hotline, zalo: 0366.388.682. Chúc quý vị sử dụng đúng cách, luôn mạnh khỏe, vui vẻ.